TRUNG TÂM ANH NGỮ ANHLE ENGLISH

Động từ: Định nghĩa, cách sử dụng và bài tập

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao một câu nói lại có thể truyền tải ý nghĩa một cách rõ ràng và sinh động? Câu trả lời nằm ở động từ - thành phần cốt lõi không thể thiếu để câu văn được hoàn chỉnh và đủ nghĩa. Cùng AnhLe khám phá sự kỳ diệu của Động từ trong câu nhé!

Động từ: Định nghĩa, cách sử dụng và bài tập

1. Động từ là gì?

Động từ là từ dùng để diễn tả hành động, trạng thái hoặc quá trình xảy ra. Trong tiếng Anh, động từ thường được coi là "linh hồn" của câu, vì không có động từ, câu sẽ thiếu đi ý nghĩa. Động từ không chỉ mô tả những hành động cụ thể như "run" (chạy), "jump" (nhảy), mà còn có thể diễn tả các trạng thái, chẳng hạn như "be" (là), "seem" (dường như), hoặc "exist" (tồn tại).

Vai trò của động từ trong câu: Động từ đóng vai trò là trung tâm của câu, quyết định ý nghĩa và cấu trúc của câu. Một câu thường cần có ít nhất một động từ để diễn tả một hành động hoặc trạng thái. 

Ví dụ:

  • "He is a teacher. (động từ "is" là yếu tố then chốt xác định trạng thái của "He.)
  • "She runs every morning. (từ "runs" là động từ, diễn tả hành động chạy.)

2. Các loại động từ chính

Để hiểu rõ hơn về động từ, chúng ta có thể phân loại chúng thành các nhóm chính:

  • Động từ hành động (Action Verbs): Đây là loại động từ phổ biến nhất, biểu thị các hành động mà chủ ngữ thực hiện. 
    Ví dụ: "play" (chơi), "write" (viết), "speak" (nói). Những động từ này thường xuất hiện trong các câu miêu tả hoạt động thường ngày hoặc hành vi cụ thể.

  • Động từ trạng thái (Stative Verbs): Loại động từ này diễn tả trạng thái tồn tại hoặc cảm giác, chứ không phải hành động cụ thể. 
    Ví dụ: "know" (biết), "believe" (tin tưởng), "love" (yêu). Các động từ trạng thái thường không sử dụng ở các thì tiếp diễn như thì hiện tại tiếp diễn.

  • Động từ khiếm khuyết (Modal Verbs): Đây là nhóm động từ đặc biệt, dùng để diễn tả khả năng, sự cho phép, nghĩa vụ, hoặc sự cần thiết. 
    Ví dụ: "can" (có thể), "must" (phải), "should" (nên). Động từ khiếm khuyết luôn đi kèm với động từ chính trong câu và không bao giờ đứng một mình.

  • Động từ liên kết (Linking Verbs): Động từ liên kết không diễn tả hành động mà kết nối chủ ngữ với bổ ngữ, thường là một tính từ hoặc danh từ. 
    Ví dụ: "be" (là), "seem" (dường như), "become" (trở thành). Chức năng của chúng là liên kết chủ ngữ với một đặc điểm hoặc trạng thái cụ thể.

​​​​​​​THÌ QUÁ KHỨ TIẾP DIỄN - PAST CONTINUOUS TENSE

3. Phân biệt Nội động từ và Ngoại động từ

Trong tiếng Anh, nội động từ và ngoại động từ thường gây nhầm lẫn cho người học, nhưng khi hiểu rõ về chúng, bạn sẽ sử dụng tiếng Anh một cách tự tin và chính xác hơn. Nội động từ (Intransitive verbs) và ngoại động từ (Transitive verbs) được phân loại dựa trên việc chúng có cần tân ngữ đi kèm hay không.

3.1 Đặc điểm của nội động từ và ngoại động từ

Nội động từ (Intransitive verbs)

Ngoại động từ (Transitive verbs)

Định nghĩa: Nội động từ là những động từ không cần tân ngữ để hoàn thành ý nghĩa của câu.

Định nghĩa: Ngoại động từ là những động từ cần có ít nhất một tân ngữ trực tiếp để hoàn thành ý nghĩa của câu. Tân ngữ này thường là người hoặc vật nhận trực tiếp hành động của động từ.

Đặc điểm:

  • Thường diễn tả một trạng thái, một hành động không tác động lên đối tượng nào khác.

  • Có thể đi kèm với trạng từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ.

Đặc điểm:

  • Thường diễn tả một hành động tác động lên đối tượng khác.

  • Có thể có một hoặc nhiều tân ngữ.

Ví dụ:

She sleeps well. (Cô ấy ngủ ngon.)

The baby cries. (Em bé khóc.)

We walk every day. (Chúng tôi đi bộ mỗi ngày.)

Ví dụ:

He reads a book. (Anh ấy đọc một cuốn sách.)

She loves her cat. (Cô ấy yêu con mèo của cô ấy.)

They gave me a present. (Họ tặng tôi một món quà.)

3.2 Cách phân biệt nội động từ và ngoại động từ

Dựa vào câu hỏi:

  • Nội động từ: Bạn có thể hỏi "Làm gì?" (What?) hoặc "Như thế nào?" (How?)

  • Ngoại động từ: Bạn có thể hỏi "Làm gì với ai/cái gì?" (What/Whom?)

Kiểm tra xem có tân ngữ trực tiếp không: Nếu có một từ hoặc cụm từ trả lời cho câu hỏi "ai?" hoặc "cái gì?" sau động từ thì đó là ngoại động từ.

Lưu ý: Một số động từ có thể vừa là nội động từ vừa là ngoại động từ, tùy thuộc vào ngữ cảnh. Ví dụ:

  • She sings. (Cô ấy hát.) - Nội động từ
  • She sings a song. (Cô ấy hát một bài hát.) - Ngoại động từ

4. Động từ trong câu phức

Câu phức là câu chứa nhiều hơn một mệnh đề, và mỗi mệnh đề này đều có thể có động từ riêng. Động từ trong câu phức có vai trò liên kết các mệnh đề lại với nhau, giúp câu trở nên phong phú hơn về ý nghĩa. Dưới đây là một số ví dụ giúp bạn hiểu rõ hơn vai trò của động từ trong câu phức.

Ví dụ 1: "She said that she was going to the store," có hai động từ chính:

  • Said: Là động từ trong mệnh đề chính "She said."

  • Was going: Là động từ trong mệnh đề phụ thuộc "that she was going to the store."

  • Mệnh đề phụ thuộc "that she was going to the store" giải thích hoặc cung cấp thêm thông tin cho mệnh đề chính "She said." Trong câu này, động từ "said" thể hiện hành động nói, trong khi "was going" mô tả hành động diễn ra trong quá khứ.

Ví dụ 2: "After he finished his homework, he played video games," động từ chính là:

  • Finished: Là động từ trong mệnh đề phụ "After he finished his homework."

  • Played: Là động từ trong mệnh đề chính "he played video games."

  • Ở đây, mệnh đề phụ diễn tả hành động hoàn thành bài tập trước khi thực hiện hành động chơi game. Hai động từ "finished" và "played" cùng tồn tại trong câu phức, giúp làm rõ thứ tự thời gian của các hành động.

THÌ QUÁ KHỨ TIẾP DIỄN - PAST CONTINUOUS TENSE

5. Cách sử dụng động từ đúng ngữ pháp

Để sử dụng động từ một cách chính xác trong câu cũng như diễn tả được ý nghĩa của câu sinh động hơn thì bạn cần chú ý các yếu tố sau:

5.1. Thì của động từ

Thì của động từ xác định thời gian mà hành động xảy ra, gồm ba thì chính: quá khứ, hiện tại và tương lai. Mỗi thì lại có thể chia thành các thì đơn, tiếp diễn, hoàn thành, và hoàn thành tiếp diễn.

  • Hiện tại đơn (Present Simple): Diễn tả sự việc diễn ra thường xuyên, hoặc một sự thật hiển nhiên.
    Ví dụ: "She reads books every day." (Cô ấy đọc sách mỗi ngày.)

  • Quá khứ đơn (Past Simple): Diễn tả hành động đã hoàn thành trong quá khứ.
    Ví dụ: "They visited Paris last year." (Họ đã thăm Paris vào năm ngoái.)

  • Tương lai đơn (Future Simple): Diễn tả hành động sẽ diễn ra trong tương lai.
    Ví dụ: "He will travel to Japan next month." (Anh ấy sẽ đi Nhật Bản vào tháng tới.)

Chỉ cần chi đúng thì cho động từ thì bạn có thể diễn đạt trọn ý nghĩa của câu văn. Điều này giúp ích rất nhiều không chỉ trong kỹ năng Writing mà còn ứng dụng trong giao tiếp hàng ngày hay trong môi trường học tập và làm việc.

5.2. Chủ ngữ và động từ

Động từ phải phù hợp với chủ ngữ về số lượng (số ít hoặc số nhiều) để đảm bảo ngữ pháp đúng.

  • Chủ ngữ số ít (Singular Subject): Động từ đi theo sau chủ ngữ số ít thường có đuôi "-s" trong thì hiện tại đơn.
    Ví dụ: "The cat runs fast." (Con mèo chạy nhanh.)

  • Chủ ngữ số nhiều (Plural Subject): Động từ không thêm "-s" khi đi với chủ ngữ số nhiều.
    Ví dụ: "The cats run fast." (Những con mèo chạy nhanh.)

5.3. Thể của động từ

Động từ có thể xuất hiện dưới hai thể chính: thể chủ động và thể bị động.

  • Thể chủ động (Active Voice): Chủ ngữ thực hiện hành động.
    Ví dụ: "The chef cooks dinner." (Đầu bếp nấu bữa tối.)

  • Thể bị động (Passive Voice): Chủ ngữ là đối tượng chịu tác động của hành động.
    Ví dụ: "Dinner is cooked by the chef." (Bữa tối được nấu bởi đầu bếp.)

>>> Click để làm bài tập Động từ

Hiểu rõ về động từ giúp bạn tạo nên những câu văn đúng ngữ pháp và rõ ràng. Động từ không chỉ là nền tảng của ngữ pháp tiếng Anh mà còn là yếu tố chính giúp câu văn của bạn truyền tải thông điệp một cách hiệu quả. Hãy luyện tập sử dụng động từ trong nhiều ngữ cảnh khác nhau để nâng cao kỹ năng ngôn ngữ của mình.

zalo-img.png